Có lẽ điều níu giữ chúng tôi lại không chỉ vì vùng đất ấy đã cưu mang chúng tôi vượt qua những ngày khốn khó,ôiđãthấytìnhngườitrênvùngđấtđỏmiềnĐôdịch vụ diệt côn trùng tphcm mà còn có tình cảm thiêng liêng đã được bén rễ kể từ khi chúng tôi đặt chân đến nơi này.
Gia đình tôi đến Sông Bé của miền Đông Nam bộ vào mùa khô năm 1989. Trong ký ức của tôi, hình ảnh đầu tiên về vùng đất ấy không bao giờ quên được. Đó là một vùng đất khô cằn sỏi đá, thiếu nước, mặt đường bụi ngập tới mắt cá chân, lá cây bên con đường đổi màu bởi bụi đất đỏ, cùng với đó là cái nắng chói chang muốn cháy da người. Phóng tầm mắt ra xa là hình ảnh những cánh rừng trải dài, nhấp nhô xen lẫn những đồi cỏ tranh, lồ ô, cây bám bụi ngả màu vàng. Thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên ở vùng đất mới báo hiệu những khó khăn, thử thách đối với những người đi kinh tế mới tự phát như gia đình tôi.
May thay, ở vùng đất ấy, chúng tôi gặp được những người đến trước giàu tình cảm. Những con người xa lạ từ nhiều vùng đất khác nhau, ai cũng nghèo khó, vất vả tìm đủ cách kiếm kế sinh nhai nhưng luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau. Còn nhớ, ngày ba mẹ tôi phát dọn cỏ để cất nhà, chúng tôi vô cùng cảm động khi một số người hàng xóm chủ động đến phụ gặt cỏ tranh, chẻ lồ ô, chặt cây giúp; ngôi nhà được hoàn thành kịp đón cái tết đầu tiên (năm 1990). Đáng nhớ hơn, mùa tết đầu tiên ấy, trong nhà tôi thiếu thốn đủ bề, không kẹo mứt, không thịt heo, không dưa hành hay bánh chưng. Thấy được điều đó, những người hàng xóm của tôi lại đến mang theo những món quà để nhà tôi đặt lên bàn thờ tổ tiên và dùng trong tết. Đó là lần đầu tiên tôi được biết đến bánh ít, bánh tét, chè đậu xanh – những món dân dã hàng xóm chia sẻ giúp cái tết của gia đình tôi ấm áp hơn.
Sau đó, dần dần chúng tôi hòa nhập cùng những người dân trên vùng đất mới và thấm thía câu thành ngữ "bán anh em xa, mua láng giềng gần". Ở đó, gia đình tôi đã được chia sẻ các kinh nghiệm sống, được chỉ cách kiếm kế sinh nhai. Mỗi khi có người thuê đi phát rẫy khai hoang hay thu hoạch mùa màng, những người hàng xóm đều gọi ba tôi đi cùng để kiếm tiền mua gạo. Rồi các bác, các chú ấy lại chỉ ba tôi cách đi cưa gỗ chẻ củi mang bán, họ tận tình chỉ ba tôi loại gỗ nào chẻ mang ra chợ bán thì được giá, loại nào đốt sẽ có nhiều than, loại nào đốt sẽ bắn tia lửa, loại nào khó cháy bán không được giá. Sau đó họ lại chia sẻ cách làm lò đốt than, cùng nhau đi rừng bẻ măng lồ ô phơi khô, hay cùng đi lượm hạt ươi để bán… Loay hoay đủ cách để sinh tồn là thế nhưng vào mùa mưa (chúng tôi còn gọi là mùa giáp hạt) nhiều hộ gia đình chỗ tôi vẫn thiếu trước hụt sau phải ăn cơm độn khoai. Nhà tôi con đông nên phải thường xuyên đến một số nhà hàng xóm mượn vài lon gạo nấu ăn và chưa bao giờ bị từ chối, dù thời ấy ai cũng nghèo.
Có lẽ chính vì đồng cảnh ngộ, cùng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn tại vùng đất mới nên từ rất sớm trên vùng đất ấy đã hình thành sự gắn kết cộng đồng rất cao, người dân sống chan hòa, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ nhau, cùng nhau phòng chống rủi ro về thiên tai. Thế mới có câu chuyện mỗi khi trời khô hạn, xảy ra cháy đồi, cháy rừng dù cách xa hàng km thì người dân không ai bảo ai đều tự bố trí người ở nhà, chuẩn bị các xô nước, lá cây xanh sẵn sàng dập lửa. Có những lúc chẳng may có đám rẫy nào bị lửa bén cháy thì cả xóm lại xúm vào chữa cháy.
Rồi đến mùa gieo trồng, thuở ấy nào ai có tiền thuê nhân công, để kịp thời vụ, những người hàng xóm với nhau tự sắp xếp ngày trồng rồi huy động cả xóm xúm vào đổi công cho nhau, lần lượt hết nhà này đến nhà khác. Vào những ngày ấy, hình ảnh thường thấy trên nương rẫy là từng nhóm người dàn hàng ngang cầm chày hay cuốc đi trước cuốc, xới, đi sau là những chị, những cô và thiếu niên trong xóm cầm hạt giống rải theo, cùng với tiếng nói cười rôm rả vang cả góc rừng, thật khó mà quên được.
Cứ thế, qua sinh hoạt hằng ngày và cùng lao động sản xuất, những người vốn xa lạ lại được gắn kết bền chặt với nhau trên vùng kinh tế mới từ lúc nào không biết. Trải qua hàng chục năm khai phá, vùng kinh tế mới của chúng tôi đã hình thành những đồn điền cao su, những vườn điều bạt ngàn, những vườn cây ăn trái trĩu quả… Cuộc sống những người làm kinh tế mới đã ổn định, không còn lo cái ăn cái mặc. Nhưng có một điều đáng trăn trở, đó là nhiều người đến khai hoang mở cõi ngày xưa ấy đã bán đi những mảnh đất khai phá được để chuyển đến những vùng đất khác, tìm kiếm những cơ hội tốt hơn; nhiều người vẫn còn nghèo, không còn giữ được đất...
Gia đình tôi cũng từng có ý định, từng được nhiều người giới thiệu chuyển đến những vùng đất mới để phát triển hơn, nhưng bao nhiêu năm qua chúng tôi vẫn ở đó. Có lẽ hơn ai hết gia đình tôi hiểu rằng phải tốn biết bao mồ hôi, nước mắt chúng tôi mới tạo lập được một mảnh đất, một mảnh vườn và mái nhà êm ấm trên vùng đất mới, nên sẽ không dễ dàng từ bỏ nơi đã cưu mang mình vượt qua những ngày khốn khó. Đặc biệt hơn chính tình đất, tình người hình thành trên vùng đất mới ấy như sợi dây níu kéo khiến chúng tôi không nỡ rời đi.
Cuộc thi viết Hào khí miền Đôngdo Báo Thanh Niên phối hợp cùng Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 tổ chức là cơ hội để độc giả chia sẻ tình cảm sâu đậm của bản thân về đất và người các tỉnh thành Đông Nam bộ (bao gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh, TP.HCM), đồng thời đóng góp những cách làm hay, mô hình mới, tư duy sáng tạo, năng động của người miền Đông. Tác giả có thể gửi bài tham dự theo hình thức tản văn, tùy bút, ghi chép, phóng sự báo chí... để có cơ hội nhận các giải thưởng hấp dẫn với tổng trị giá đến 120 triệu đồng.
Bài dự thi vui lòng gửi về địa chỉ email haokhimiendong
Thể lệ chi tiết vui lòng xem tại đây.