Sxtn

Mô hình thử nghiệm kinh tế xanh đầu tiên của VNPhát biểu khai mạc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn ty lê ca cược

【ty lê ca cược】TP.HCM xây dựng hành trình tăng trưởng xanh

Mô hình thử nghiệm kinh tế xanh đầu tiên của VN

Phát biểu khai mạc,âydựnghànhtrìnhtăngtrưởty lê ca cược Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho biết TP.HCM cùng nhiều đô thị khác trên thế giới đã chứng kiến rõ ràng những tác động của biến đổi khí hậu, cùng với những bất cập cần phải giải quyết. Do vậy, TP đã chuyển hướng, kiến tạo một hành trình mới, hành trình tăng trưởng xanh với tầm nhìn cho tương lai bền vững. 

Theo đó, TP.HCM đang khẩn trương hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, xác định lấy người dân và doanh nghiệp (DN) làm trung tâm của chuyển đổi. Đồng thời, tăng cường kết nối liên vùng, hợp tác quốc tế nhằm thực hiện 4 trụ cột: phát triển nguồn lực xanh, xây dựng hạ tầng xanh, phát triển hành vi xanh, xác định ngành và lĩnh vực tiên phong.

TP.HCM xây dựng hành trình tăng trưởng xanh - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái trao đổi với các đại biểu tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2023

NGỌC DƯƠNG

Đánh giá cao chủ đề của HEF năm nay, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhận xét: TP.HCM có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước, đóng góp khoảng 1/5 GDP, hơn 1/4 thu ngân sách quốc gia, dẫn đầu cả nước về thu hút FDI và xuất nhập khẩu, số DN đang hoạt động chiếm gần 30% cả nước. Tuy vậy, TP cũng là địa phương có tổng lượng phát thải khí nhà kính lớn nhất: 57,6 triệu tấn, chiếm 23,3% cả nước. Về cơ bản, nền kinh tế của TP chủ yếu vẫn phát triển theo hướng kinh tế tuyến tính và chưa được xanh hóa; công tác bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ song còn nhiều vấn đề đặt ra, nhiều việc phải làm tích cực hơn.

Ban Kinh tế T.Ư cam kết đồng hành với TP.HCM trong nghiên cứu xây dựng các chính sách đặc thù để triển khai chiến lược tăng trưởng xanh, trên cơ sở đó nhân rộng ra cả nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tăng trưởng xanh không thể làm theo phong trào mà phải thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, có tiêu chí đánh giá. Trong đó, cần ưu tiên phát triển một số ngành trong Nghị quyết 29 về công nghệ số, bán dẫn, công nghệ cao... Về nguồn lực tài chính để thực hiện tăng trưởng xanh, hiện dư nợ tín dụng xanh cả nước mới chiếm 4,2% tổng dư nợ tín dụng, còn rất thấp. Nên ngành ngân hàng cần có cơ chế chính sách tài chính xanh, tạo sự chủ động cho các đô thị đặc biệt như TP.HCM.

Ông Nguyễn Đức Hiển (Phó trưởng Ban Kinh tế T.Ư)

"Với tính năng động của nền kinh tế, TP.HCM là nơi rất tốt để xây dựng mô hình thử nghiệm các chính sách thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn", Phó thủ tướng nhận định.

Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nhận xét: TP.HCM có nhiều yếu tố thuận lợi so với các địa phương khác trong triển khai thí điểm cơ chế, chính sách tăng trưởng theo Nghị quyết số 98 của Quốc hội. Cụ thể là thuận lợi trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên cả nước cũng như từ nước ngoài. Tuy vậy, ông Thành nhấn mạnh TP.HCM cần tập trung vào một số nội dung cụ thể. Trong đó, DN tham gia với vai trò tiên phong trong quá trình chuyển đổi năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính. VN cũng đang trong quá trình thiết lập thị trường carbon trong nước, đây là cơ hội để các DN dẫn đầu về khoa học và công nghệ trong giảm phát thải khí nhà kính có thể mua bán, trao đổi tín chỉ carbon.

Doanh nghiệp cần đi đầu trong kinh tế tuần hoàn

Ông Don Lam, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, nhận xét VN là một trong số ít các quốc gia trong khu vực có kế hoạch chính thức để phát triển kinh tế tuần hoàn. Từ cam kết "đáng ngạc nhiên" của Thủ tướng Chính phủ tại COP26, Chính phủ đã thực hiện nhiều bước để đạt được mục tiêu tham vọng đó.

Ông Don Lam dẫn chứng: Quy hoạch điện 8 đưa ra lộ trình chuyển đổi từ điện than sang các nguồn năng lượng sạch và tái tạo như khí hóa lỏng, điện mặt trời và điện gió. Đặc biệt, khu vực tư nhân đang đẩy mạnh và đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện sự chuyển đổi này. Ví dụ, VinaCapital đang hợp tác để xây dựng nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) Long An cùng Tập đoàn GS Energy của Hàn Quốc. Hợp tác đầu tư dự án năng lượng mặt trời, thành lập SkyX hiện đang phát triển và vận hành hơn 100 MW năng lượng sạch tại hơn 40 nhà máy và khu công nghiệp, giúp giảm phát thải hơn 90.000 tấn carbon mỗi năm.

"10 - 20 năm trước, rác thải nông nghiệp là một gánh nặng rất lớn ở VN. Ngày nay, phần lớn rác thải đó có thể được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất viên nén sinh khối, giảm nhu cầu về năng lượng hóa thạch. Đây là kinh tế tuần hoàn và Nestlé đang sản xuất gạch, phân bón từ các phế phẩm và vật liệu lợp mái nhà từ hộp sữa; Heineken VN tái sử dụng hoặc tái chế gần 99% rác thải hoặc sản phẩm phụ của quá trình sản xuất bia; Unilever VN đã thực hiện một chương trình thu gom và tái chế bao bì nhựa... Không có lý do gì để các DN VN không đi đầu trong áp dụng các thực tiễn kinh tế tuần hoàn. Họ có thể học hỏi từ kinh nghiệm của các công ty tôi vừa đề cập", ông Don Lam nói.

Sau diễn đàn, TP sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện khung chiến lược và triển khai khung hành động với nhiệm vụ, mốc thời gian cụ thể, hướng tới mục tiêu thành lập Trung tâm cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP.HCM, tăng cường hợp tác với các trung tâm cách mạng công nghiệp lần 4 trên thế giới; huy động các nguồn lực đầu tư vào năng lượng tái tạo, giảm phát thải nhà kính, xây dựng hệ thống giao thông công cộng, giảm ô nhiễm không khí, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên… TP.HCM đang triển khai các giải pháp thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và phát triển, tạo môi trường và cơ hội thuận lợi để cộng đồng DN cùng chung tay hành trình tăng trưởng xanh, hướng tới giảm phát thải ròng bằng 0.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên

Dẫn ví dụ về Thượng Hải tăng trưởng xanh khá thành công, bà Tôn Minh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân TP.Thượng Hải (Trung Quốc), chia sẻ TP.HCM và Thượng Hải có nhiều nét tương đồng để có thể hợp tác trong chuyển đổi xanh. Năm 2022, GDP của TP này đạt 4.470 tỉ nhân dân tệ, trở thành TP lớn thứ 4 thế giới và thứ 2 ở châu Á về quy mô GDP. GDP tính đầu người của Thượng Hải cũng đạt 26.800 USD. Tất cả nhờ tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn "xanh" trong quá trình tăng trưởng.

"Trong 10 năm qua, độ PM2.5 hằng năm trung bình của Thượng Hải đã giảm từ 62 microgram/m3 xuống còn 25 microgram/m3. Đặc biệt, chúng tôi thúc đẩy chuyển đổi xanh và thấp carbon trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, môi trường, giao thông và xã hội tái chế", bà Tôn Minh chia sẻ.

Ông Yasuo Takahashi, nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Nhật Bản, Giám đốc điều hành Viện Chiến lược môi trường toàn cầu (IGES), chia sẻ ngay từ đầu Nhật Bản xác định đối tượng quan tâm và tác động thường xuyên chính là hành vi người tiêu dùng, kế đó là sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ ngành… Thực tế cho thấy nhiều địa phương của Nhật Bản công bố kế hoạch giảm phát thải nhanh hơn, nhiều hơn so với lộ trình chung của quốc gia.

Đến từ Bỉ, ông Jan Jambon, Bộ trưởng - thủ hiến Chính phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Văn hóa, Công nghệ thông tin và Quản lý cơ sở vật chất vùng Flanders, nói: "Bằng công nghệ, chúng tôi từng bước giải quyết được những vấn đề phức tạp, tái chế được gần 50% lượng rác các loại thải ra môi trường. Trên hết là có chính sách, cơ chế bền vững sẽ giúp cho quá trình giảm phát thải ròng, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn từng bước đạt hiệu quả; góp phần truyền cảm hứng cho các quốc gia, các vùng, lãnh thổ trên thế giới".

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM sẽ sớm hoàn thành khung chiến lược phát triển xanh của thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 ngay trong năm 2023; đồng thời khẩn trương xây dựng khung hành động với lộ trình cụ thể đối với mọi người gồm người dân, chính quyền, DN, sẽ áp dụng mô hình thí điểm. Đặc biệt, sớm đề xuất ban hành các quy chuẩn dựa trên các quy chuẩn, thông lệ quốc tế để có những khung chi phối từ sản xuất đến tiêu dùng, các yếu tố hỗ trợ phát triển xanh, dự kiến ban hành cuối năm nay để có thể thực thi từ đầu năm 2024. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap